suy nghĩ bất chợt về cách thức làm việc.

cái này làm sai rồi hả? sao ghi chép mới có mấy ngày lại mệt vậy? sao ro ràng là việc thích mà sao lại k tiếp tục? vậy có cách nào khác không? làm cái này thử trong…thời gian rồi thử hiệu quả không?

liên tục đặt câu hỏi khi gặp phải vấn đề. chứ k chấp nhận nó hiển nhiên. luôn có vấn đề trong đó nếu biết đặt đúng câu hỏi. rồi đặt câu hỏi tìm giải pháp. rồi thử giải pháp trong bao lâu. rồi trong quá trình áp dụng giải pháp thì ghi chép lại. nếu ghi trước dự định thì tốt. còn nếu k thì vừa làm vừa ghi lại.

quá trình ghi lại làm tư duy sáng sủa hơn, k bị rối, nhìn thấy vấn đề nó trên trang giấy thì ít làm mình nản hơn. ghi chép lại, kể cả thất bại cũng là một loại thu hoạch kết quả của hành động. đứng 1 góc nhìn khác, mình cũng đã làm, đều là làm chưa đúng, đừng lái nó đến hướng tiêu cực là k dc gì cả. chỉ hành động thôi đã là 1 tích cực rồi.

ghi chép đặc biệt là ghi chép nhật kí mỗi ngày là 1 công việc nên làm.

k ghi dc thì thu âm. miễn sao bản chất phải là đưa những suy nghĩ ra thể thức khác, nói, viết, khóc,

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ TỰ DO

  1. Trước đây, khi đứng trước lựa chọn về một hành động nào đó, o sẽ lựa chọn con đường nào ít thiệt hại nhất. mà con đường (lối mòn) ít thiệt hại thường là con đường vẽ sẵn, mình chỉ có việc đi thôi. nó mang lại lợi ích. thế nhưng, tác hại của nó là o k thấy niềm vui trong những hành động của mình. o đi đúng. nhưng nếu o đi sai theo cách của mình, o có thể học được từ cái sai và vui vẻ đi tiếp. làm chủ là cảm giác hứng khởi sống. chứ đi theo lối mòn thế này thì càng ngày, càng thấy chán cuộc sống.
  2. tạo tài trợ cho phòng tin học, ghế cho hs lớp 1.

TỰ DO TÀI CHÍNH PHẦN 2

  1. Hiểu cái gì mình cần làm và vì sao mình phải làm rất quan trọng. ví dụ, hiểu 1 kế hoạch do nhà trường đưa ra, hiểu một hoạt động khi đọc bản kế hoạch và ngược lại, khi lập bảng. kế hoạch phải luôn luôn chỉnh chu hiểu cái mình đang làm là cái gì và vì sao làm là rất quan trọng. và sao đó mới tìm hiểu các bước làm.
  2. HÀNH TRÌNH TỰ DO TÀI CHÍNH GỒM 12 BƯỚC: B1: nợ nần – b2: ăn bám gia đình – tự do nuôi thân (cảm giác trong bước này, dù là nợ nần hay ăn bám hay là tự do nuôi thân đều cảm thấy căng thẳng (nợ nần, ăn bám) còn tự do nuôi thân thì thấy bất an (có lẽ vì nuôi thân chưa đủ )
  3. NỢ NẦN: đây là bước đầu tiên của các bạn trẻ nước ngoài. bước ra đời với nợ nần. vay tiền để học đại học. sau này, khi bb học đại học mình cũng yêu cầu bb vay tiền để đi học. lớn rồi, k nuôi học đại học, như vậy trách nhiệm với bản thân sẽ cao hơn. đa số mọi người đang ở mức tự nuôi bản thân và sống cả cuộc đời ở bước này. khi trong gia đoạn này, sẽ cảm thấy căng thẳng và bất an. o đang trong giai đoạn này, và nằm ở bước nợ nần. căng thẳng thì ít nhưng bất an (k cảm thấy an tâm, an nhiên) và k bao giờ có thể suy nghĩ rời khỏi công việc.
  4. GIAI ĐOẠN THEO DÕI VÀ HÀNH ĐỘNG: theo dõi chi tiêu – xoá nợ – setup đồng tiền. theo dõi chi tiêu: hiểu bản thân chi tiêu cái gì (theo dõi như thế nào? sao phải theo dõi? quá trình này dài và tốn nhiều công sức? vụn vặt và nhỏ nhặt. o đã từng và bỏ cuộc). xoá nợ: hiện tại nợ 80 chục, chia ra với thi là 40 chục triệu. còn setup đồng tiền thì mình không biết.
  5. THEO DÕI CHI TIÊU: CHI TIÊU TỐI THIỂU VÀ CHI TIÊU QUAN TRỌNG. bước này quan trọng vì số liệu của bước này sẽ sử dụng để làm nền tảng cho các bước sau. nếu k có bước này sẽ không có bước sau. nếu k làm được bước này thì các bước sau k làm dc.
  6. nhận xét về tự do tài chính phần 2: đưa ra bức tranh tổng thể trước gồm có bước nào để người nghe có bước tranh toàn cảnh (trình bày theo lỗi diễn dịch). khi nào cần trình bày theo các bước này, khi nội dung nói nó dài và nhiều bước thì người nghe cần biết bức tranh toàn cảnh trước. sau đó nói sơ qua các bước theo hai câu hỏi: tại sao nên có bước này? bước này mang lại kết quả gì? trình bày theo lối này dựa trên tâm lí người nghe để có động lực. nghe xong bước này, o cảm giác mất động lực vì thấy nhiều bước quá k kiên trì nổi. rồi thêm nợ xấu nữa. nghe tới nợ là muốn trốn tránh. rồi thấy mình k có niềm tin đi đến bước cuối cùng.

TỰ DO TÀI CHÍNH – LÝ THUYẾT

  1. Khi bắt tay làm việc gì thì đều trả lời 3 câu hỏi: Nó là cái gì? Tại sao tôi phải làm nó? Làm nó xong thì tôi được gì? Sau khi trả lời được 3 câu hỏi trên thì mới trả lời câu hỏi: Làm nó bằng cách nào? hành trình dài và tốn nhiều thời gian. đối với hiếu tv, chỉ cần loạt bài này truyền cảm hứng cho 1 người thôi, thì nó cũng đã thành công rổi. mình đã gặp câu này của giang ơi. đến độ mình nghĩ đôi khi sự đóng góp của mình chỉ cần mang lại hiệu quả cho 1 người thôi đã là rất quí giá rồi.
  2. Nếu ngày mai, trúng số mấy chục tỉ, thì o có chấp nhận làm công việc o đang làm k? có. nhưng mà theo cách khác. tức là k chức vụ. k đảng.
  3. chỉ có 2 con đường, tiền quản lí mình hoặc mình quản lí tiền. mà để tiền quản lí thì đương nhiên là mình mất tự do.
  4. muốn tự do tài chính thì phải có 3 yếu tố: mindset biết đủ.nếu an phận thì có tiềm ẩn rủi ro về tài chính. con số cụ thể để có thể thắng được tiền bạc, một con số cụ thể.
  5. nguy hiểm là đi 1 hành trình mà k biết mục tiêu cụ thể nó là gì. dẫn đến hành trình sẽ dừng lại. mục tiêu có rồi nhưng k có đích đến thì dễ trở thành mơ ước. và k bao giờ bắt tay thực hiện. để biến bất kì mục tiêu nào thành hiện thực, thì cần phải tách nó ra thành những mục tiêu nhỏ hơn. đó là cách, hèn gì trước đây chẳng có mục tiêu nào của o thành sự thật, những mục tiêu nhỏ giúp mục tiêu gần hơn, rõ hơn và có động lưc thực hiện mục tiêu
  6. người thực hiện dc mục tiêu là người hiểu mục tiêu. phải rất hiểu.
  7. người tự do có thể cống hiến thật hay.

REVIEW NGHE “MẶC KỆ HỌ NÓI GÌ”

Kể cả khi chúng ta lái cuộc đời của mình đi sai nhưng cũng là do chính bản thân ta làm chủ cuộc đời mình.

– việc họ nói gì về mình là việc của họ. Việc của chúng ta là nhận những lời nói đó hay là bỏ qua và sống Theo cách chúng ta là chủ

– ta vẫn có thế kiểm soát được họ nghĩ gì về mình bằng cách đoán cảm nhận của họ rồi mình làm theo.

– ta chọn thái độ, k dễ để ta có thể lựa chọn thái độ. Ta có thể tự thuyết phục mình bằng cách nào. Rõ ràng thái độ của ta đối với lời nói của họ có nguyên nhân gốc rễ từ bên trong chúng ta.

– khi ta đứng chung với đám đông, họ kì vọng ta có mức nhận biết ngang với họ và khi ta đưa ra ý kiến k giống họ thì họ cũng nhận xét như thể ta đã sai rồi bất kể ta có sai hay k.

– nghe phần phân tích sau về một bữa cơmMiền Bắc o thấy o giống vậy. Nhưng lại vẫn tự trách mình

– lời nói, hành động của người khác ảnh hưởng tới cuộc sống của mình thì mình cần dọn đi. Ảnh hưởng tới mức nào thì cần dọn đi?

MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG

  1. (tôi muốn sống một cuộc đời như thế nào?) tôi không nghĩ ra được câu trả lời cho câu hỏi này. trước đây, tôi cũng chưa từng đặt câu hỏi như thế này. có lẽ tôi nghĩ mình nghĩ rằng, cuộc đời đưa tới cái gì thì sống như thế đó. tôi là gì có thể quyết định được tôi muốn sống thế nào cơ chứ. trong công việc, sếp tôi kêu tôi làm gì thì tôi làm đó. trong gia đình, tôi có thể làm điều tôi muốn nhưng không hề thấy trọn vẹn. tôi nghĩ, chỉ khi nào tôi sống 1 mình thì tôi mới có thể biết tôi muốn sống 1 cuộc đời thế nào thôi. chứ hiện tại, tôi sợ lắm.
  2. Nên đầu tư gì cho cuộc đời mình trong giai đoạn nền tảng tiến đến hạnh phúc? 4 lĩnh vực cần đầu tư: trãi nghiệm, tài chính, mindset, kiến thức. trong 4 lĩnh vực này, o tự tin đầu tư kiến thức, mindset. và tự ti không tin rằng mình có thể đầu tư tài chính và trãi nghiệm.
  3. Cách nào là cách hiệu quả để đầu tư 4 khía cạnh này? thiệt sự tôi không muốn đầu tư tài chính và trãi nghiệm. vì nghĩ tới 2 lĩnh vực này o thấy mình chắc chắn k làm được.
  4. MUỐN CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI CỦA BẢN THÂN ĐƯỢC KỂ LẠI NHƯ THẾ NÀO? cô oanh là một cô giáo có tâm với học sinh. yêu thiên nhiên, trầm tính, ít giao tiếp.
  5. nếu bản thân k biết đi về đâu thì bản thân sẽ đi theo lối mòn. thấy người khác đi thì mình cũng đi. nhưng đi theo lối mòn đã có sẵn thì cũng được chứ, giống như đi theo quy trình đúng thôi. tuy nhiên, mỗi người có một sự khác biệt, chưa chắc lối mòn đó đã hợp với mình. đó là lí do k nên đi theo lối mòn. tác hại của đi theo lối món là phó mặc cuộc đời cho may rủi. kệ nó chớ, may rủi cũng dc, cái sao đâu. cái sao là tâm trạng luôn k vui, mà k vui thì có gì đáng sống.
  6. muốn trả lời câu hỏi: bản thân muốn kể lại cuộc đời mình sẽ như thế nào thì cần nhiều nguyên liệu. mà nguyên liệu là tập hợp những điều khiến bản thân vui, hạnh phúc. với tôi, những điều khiến tôi vui: đi tới 1 nơi xa và đẹp. nghe podcast và đọc sách,, ghi chép điều hay. ngắm nhìn thiên nhiên. uống trà và cà phê. nấu ăn.
  7. LÀM SAO CÓ THỂ TÌM RA ĐƯỢC ĐAM MÊ? cách duy nhất để tìm ra đam mê là trải nghiệm. duy nhất. đó là điều mình sợ. mình k thích trải nghiệm. khái niệm về trải nghiệm của mình là tiếp xúc với nhiều người, nghe nhiều nói về mình, thấy nhiều ánh mắt nhìn về mình, trải nghiệm là đồng nghĩa tiếp xúc với nhiều người. cần trải nghiệm đủ lâu và đủ sâu. lâu là bao nhiêu thời gian. đủ sâu có phải là khi ta đạt lên ngưỡng thành công trong lĩnh vực đó.
  8. khi gặp một việc gì đó mới, hãy trải nghiệm và làm đến cùng. đến cùng là đến thế nào? tức là đã làm hết sức, hết khả năng có thể đúng k? khoảng thời gian cần trải nghiệm là từ năm 17 tuổi đến năm 35 tuổi. o năm nay 31 tuổi. đã trải nghiệm việc gì rồi? bán hàng. dạy học. du lịch. chơi càng nhiều trò thì xác xuất tìm ra được trò chơi mình thích càng cao.
  9. Hiểu rõ bản thân mình ai? và mình muốn cái gì? đi thì phải cần la bàn. la bàn trong công việc của o là kế hoạch bài học, kế hoạch năm học, kế hoạch tháng..
  10. ĐẦU TIÊN PHẢI ĐỘC LẬP (trong tài chính, kiến thức, trãi nghiệm, suy nghĩ) rồi mới đến TỰ DO (tự do làm, tự do suy nghĩ) thì cuối cùng mới hạnh phúc.

KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NO

  • o để ý, bữa cơm nào o ăn no, là sau khi ăn xong, o không muốn làm gì cả, chỉ muốn đi nằm. bữa cơm nào o ăn còn hơi đoi đói thì sau khi thi ăn xong thì o cũng cảm thấy mình no vừa đủ. sau đó, o vẫn muốn dọn dẹp chén, đũa và khi bê ra ngoài chỗ rửa chén thì o vẫn còn hứng thú rửa chén. o rõ ràng rất muốn chỗ rửa chén sạch sẽ, gọn gàng nhưng mỗi lần o nhìn thấy quá nhiều chén thì o không muốn rửa nữa, rồi o đi ra đi vô chỗ rửa chén cứ để ý đống chén đó, nhưng vẫn không ngồi xuống rửa, cứ để đến khi thế ép buộc phải rửa thì o mới rửa. từ chuyện rửa chén o có thể suy ra những chuyện khác của oanh. có những đầu việc trong công việc chung o biết mình cần làm khi nó còn ít nhưng o lại không muốn làm, để đến khi bị vô thế ép buộc o mới làm. phải chi mọi thứ trong công việc rõ ràng rành mạch về mục đích như việc rửa chén thì o nghĩ mình sẽ làm hết sức: chén ăn cần sạch sẽ mới ăn ngon cơm được, không có chén thì k thể ăn cơm. nó là nhu cầu cá nhân, không ép buộc.
  • trong những ngày hè, o đủ tĩnh lặng để biết nếu o đi thật thẳng lưng và ưỡn ngực thì hơi thở của o sẽ dài hơn, tối qua, o đang trong cơn bực mình, o thả chân không, thẳng lưng và ưỡn ngực đi vòng vòng trước sân nhà, vừa đi vừa hít thở, đi khoảng 15p o thấy rất dễ chịu, cơn bực mình của o cũng tiêu tan, như cơn bão chưa kịp đổ vào bờ (thi) đã tan ngoài biển khơi (biển lòng của oanh). vậy mới thấy, những gì tích cực, o cứ giữ lấy, còn tiêu cực và những điều mà o nghĩ là nó là bão lòng thì o cần chuyển nó đến 1 địa điểm khác và biến hoá nó thành 1 dạng năng lượng khác. chứ không phải làm nó biến mất. đó gọi là CHUYỂN HOÁ.
  • oanh muốn tập thể hiện hỉ, nộ, ái, ố của o qua ánh mắt, không bằng lời nói và nét môi, nụ cười. o muốn o chỉ thể hiện nó qua ánh mắt mà thôi. có 1 khái niệm mà hôm giờ khi nghe “minh triết trong đời sống” khiến oanh cứ bán tín bán nghi, đó là mọi câu hỏi mà o thắc mắc, o nên hỏi chính mình trước, không bật câu hỏi đó thành âm thanh, và o đồng ý là tất cả mọi nhu cầu trong sâu thẳm trong oanh không bao giờ thể hiện đầy đủ qua lời nói và câu chữ trong lời nói được, có những thứ phi ngôn ngữ oanh cần nắm bắt. o cần quan sát tay chân, ánh mắt của người đó để hiểu hết ý của họ chứ không chỉ qua lời nói.
  • có 1 ý nữa, đó là những suy nghĩ của o có năng lượng riêng, chỉ cần o suy nghĩ là nó có thể truyền sóng âm đó đến đối tượng cần đến, o không tin điều này. o chưa thấy thì oanh chưa tin, nhưng o mong muốn nó có thật để o có thể truyền những tha thiết của o đến cá, mà ngôn từ của o không thể nói hết dc, o muốn cá biết, o có những tha thiết đó. biết rằng không ngày nào o không nghĩ đến cá trong suốt nhiều năm, nhưng tại sao o muốn cá biết thì o vẫn chưa tìm được câu trả lời.
  • trưa nay khi nói chuyện điện thoại với ku, ku có nhắc tới việc, o quan tâm bên nội hơn bên ngoại, điều này không đúng đâu, tại nhà nội đối diện nhà ba má o nên o ghé qua thôi, nếu nhà nội xa thì o cũng coi như k có. chỉ là o rất ngại giao tiếp với người lạ. o k có khái niệm người thân máu mủ, o chỉ có khái niệm người lạ và người quen, o không bị thuyết phục là người đó trong họ hàng nên nghiễm nhiên o quí mến và muốn quấn quits người đó, chỉ cần người nào cho o cảm giác an toàn thì o coi họ là người quen. chắc ku không biết, o còn không muốn về gặp ba má, ba má không cho o cảm giác an toàn. o còn nhớ, lúc lần đầu tiên họ gọi o là “con” o còn nổi da gà. người duy nhất cho đến tận thời điểm này nghe được hết những suy nghĩ sâu xa nhất của o, người duy nhất o tìm đến khi o cảm thấy chán sống, người duy nhất đó lại là 1 người o chỉ gặp 1 lần, và còn không thương yêu o nữa. vậy mới thấy o sợ hãi con người đến mức nào. o chẳng phân biệt thương yêu ai mà dán mác người thân là nghiễm nhiên o đối xử tốt cả. o chỉ đối xử tốt với người o cảm giác không làm o tổn thương và sợ hãi. o sợ gì nơi những người thân của mình: o sợ họ biết cảm xúc thật của o và ngược lại o cũng rất sợ khi nghe họ nói cảm xúc thật của họ, vì sao o lại cảm giác này thì o đoán là khi o còn nhỏ, khi o đã vô tư thể hiện con người thật của o ra thì o đã bị phủ nhận, đã bị ghét bỏ, o bị ghét bỏ khi o cố là mình khi o còn thơ bé. một thứ ghét bỏ rất sâu sắt, giống như khi da thịt (tâm hồn) còn quá non nớt, bất cứ vết chém nào, vết cứa nào cũng trở nên đau hơn bình thường và ghi nhớ mãi mãi. nó đã kéo dài hết tuổi thơ mà không được ai dỗ dành, an ủi. rồi đến khi chuyển về nhà ngoại sống, o nhớ rõ má o không thương o (k cho tiền o, k an ủi o mà chỉ nhìn o bằng ánh mắt hằn học, không cho o đi cùng, dù lúc đó họ có lí do riêng nhưng đứa nhỏ 9 tuồi như o làm sao hiểu được, trong khi người lớn không ai dỗ dành o, không ai an ủi o, khiến o ngày càng tổn thương sâu sắt trong lòng, không thể cứu vãn nỗi, o như 1 cái cây con bị tách ra khỏi bạn bè thân thương, khỏi gia đình không coi trọng o. một tuổi thơ cho đến tận khi lớn lên đã trở nên sợ hãi con người. sợ ngay cả khi người ta yêu thương mình, lẫn khi người ta ghét bỏ mình. hai nỗi sợ ngang nhau. đến nỗi, mỗi khi có một người lạ nào đó đối xử tốt với o dù chỉ là lời nói, đã khiến o khóc tức tưởi. những người có thái độ kì thị với con người của o ngày hôm nay đâu có thử hỏi: tại sao nó lại như vậy? chuyện gì khiến 1 con người không muốn gần mọi người khác. phải có điều gì đặc biệt lắm trong đời sống của nó chứ. và hàng ngày, nó vẫn luôn cố gắng tự chữa lành cho bản thân nó, đâu có ai chịu hiểu. mình không trách gì họ, mình cứ sống và mang sự trách móc chính mình mà thôi.
  • gần 1 tuần nay o không uống cà phê. nên chiều nay thi mua cf cho o, o đã uống bù, 3h chiều 1 li, ăn cơm xong 1 li nữa, o bị đói cf.

HÈ LÀ THỜI GIAN THẬT TUYỆT ĐỂ SUY NGHĨ

Oanh thích kì nghỉ hè năm nay. Oanh yên tĩnh ở trong nhà. Một ngày của oanh:

sáng: uống 1 ly colagen sau cánh cửa sổ phòng làm việc – ăn sáng và xem tin tức hoặc là vừa ăn vừa nói chuyện với ku – mở máy tính và đọc fb hoặc đọc sách – hoặc làm gì đó trên máy tính.

trưa: chuẩn bị bữa trưa- ăn – tẩy trang, đánh răng – ngủ

chiều: pha 1 ly cf, đọc sách, viết gì đó.

tối: chuẩn bị buổi tối – ăn – nằm võng coi fb hay nc với ku – đi ngủ.

ôi, đây là lịch trình khiến mình thích và thoải mái và yêu cuộc sống của mình. trong năm học, mình có thể có lịch trình như thế nay nữa không? hoặc có thể sắp xếp cuộc sống để có lịch trình như vậy,

một lịch trình lười biếng và k áp lực.

khi sống những ngày nhàn rỗi và toàn quyền quyết định thế này mình có cơ hội hiểu chính mình hơn: điều gì cần riêng cho bản thân mình, điều gì khiến mình thoải mái.

ví dụ như: mình không thích dạy thêm là 1 điều bản thân mình biết nhưng do người xung qunah tác động nên mình cứ phân vân và nghi ngờ bản thân rồi đấu tranh tâm lí.

mình có thời gian, gội đầu và mượt mà mái tóc mà trước đây mình nghĩ rằng chỉ có ngoài tiệm mới làm được,

mình có khả năng chăm sóc da mặt của mình, từng góc ngách chứ không phải là qua loa, bỏ qua phần đuôi mắt, cánh mũi, và thấy tác dụng tuyệt vời của mật ong có thể thay thế được cho kem tẩy trang- sửa rửa mặt – kem dưỡng ẩm. còn colagen thay thế cho kem chống nắng, tiết kiệm tiền cho chu trình chăm sóc bản thân.

nhờ có colagen mà mình có thói quen uống nước sau khi thức dậy, cái gì cũng phải có động lực mới làm được.

mật ong làm mặt mình sạch trông thấy,

vừa đỡ tốn tiền kem chống nắng, chỉ dùng kem chống nắng khi nào có hoạt động liên tục.

nếu không mua serum và các loại kem khác thì chỉ cần đầu tư colagen và sữa rửa mặt, tiết kiệm đến bao nhiêu.

và cần tập thói quen có nụ cười tươi và đẹp.