suy nghi

hành động và suy nghĩ dựa trên sự đánh giá của người khác. chỉ hành động và nghĩ những gì người khác đánh giá cao. không nghĩ và hành động những điều người khác đánh giá thấp, dù đó là điều bản thân muốn.

why? những sự kiện nào trong đời đã khiến o như vậy?

why o không hành động và suy nghĩ theo những gì mình muốn? lên các bước cụ thể cần làm. ghi rõ đích đến. liệt kê rủi ro và điều tệ nhất có thể đến. rồi làm theo những gì mình muốn.

trên lí thuyết là thế. và lí thuyết cần học thuộc lòng rồi thực hành nhiều lần. cái khó nhất là vượt qua những lúc bản năng muốn quay lại lối mòn quen thuộc và an toàn.

o cần đả thông cho chính mình, why không nên hành động và suy nghĩ để dc đánh giá cao. và khi những hành động, lời nói, thái độ của người khác mà o đoán là đánh giá o thấp là o rơi vô trạng thái tức giận, mất kiểm soát, đau đớn và né tránh cái nguồn gây đau đớn đó đi. khi o né tránh ai đó tức là người đó, vật đó, gây đau đớn cho o.

o cần học, thực hành chấp nhận, người khác có quyền dc đánh giá thấp, đánh giá cao mình, miễn là sự đánh giá đó, không xúc phạm đến thân thể, tinh thần của mình. mình có quyền lên tiếng khi sự đánh giá đó không có căn cứ và ảnh hưởng đến mình. họ có quyền dc đánh giá và thể hiện sự đánh giá – 1 loại ý kiến cá nhân của họ, nhưng nó không ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của mình. nếu không ảnh hưởng, họ hoàn toàn có quyền đó.

o cần học cách hành động thay vì trả đũa bằng cảm xúc. giày vò cảm xúc người khác, cũng chính là đang giày vò cảm xúc tinh thần của chính mình. lâu nay, o hay sử dụng cách này đối với người o muốn kiểm soát. cách giải quyết này, mang lại sự mệt mỏi tinh thần cho chính o mà không giải quyết dc gốc rễ của vấn đề. o vẫn hay im lặng. im lặng của o trong thời gian gần đây có tiến bộ, im lặng để tìm nguyên nhân gốc rễ của cảm xúc. để tìm cách làm nó dễ chịu.

hoặc thay vì chỉ tức giận để không hành động thì bỏ nó qua, hành động để có thêm “dữ liệu” và có khoảng trống để suy nghĩ lại nó. nó không biến mất nhưng o hoàn toàn có thể xếp nó lại và để đó, mang ra giải quyết vào một lúc khác. o hoàn toàn có thể, ví dụ như hôm nay, và điều kiện là o tự thuyết phục mình, rồi có hành động thay thế rồi tìm cách khơi lại vào 1 lúc khác.

mấu chốt của những cảm xúc tiêu cực của o khi đối mặt với hành động, lời nói, thái độ của người khác là o k chấp nhận 1 điều hiển nhiên thực tế là luôn luôn muốn dc đánh giá cao. là nó vô nghĩa với hạnh phúc của chính bản thân mình. k cần ghi nhớ, người khác luôn luôn có quyền đánh giá o và thể hiện nó. và o không chấp nhận điều đó như thể o không chấp nhận nước chảy từ trên cao xuống. vấn đề của o là ở đó. o hiểu rồi đó. bây giờ là thực hành.

ĐỨA TRẺ OANH ĐANG DẠY KHÔNG NHỚ NHANH

o dạy 1 chữ ă, o đã cho đọc theo nhạc bảng chữ cái nhiều lần, sau đó, 2 ngày liên tiếp o cho coi video đọc chữ ă có kèm hình ảnh, nhạc tuy nhiên khi o vừa chuyển qua dạy chữ â thì chưa đầy 3 phút sau khi o chỉ vào chữ ă để hỏi lại thì đã quên hẳn, không còn nhớ gì. câu hỏi đặt ra là:

  1. đứa trẻ này sẽ nhớ nhanh bằng con đường nào?
  2. cái gì làm nên sự khác nhau về trí nhớ của những đứa trẻ?
  3. pp nào theo dõi thời gian nhớ của 1 đứa trẻ?
  4. các yếu tố về di truyền có liên quan gì đến trí nhớ không?
  5. các chương trình tv coi nhiều có ảnh hưởng gì đến trí nhớ không?
  6. mình cần đọc thêm kiến thức gì về trí nhớ của 1 đứa trẻ?
  7. trí nhớ có vai trò gì trong việc học tập?

CÔNG CỤ NÀO KHIẾN OANH HẠNH PHÚC?

o thích những thứ quen thuộc, những thứ quen thuộc không gây những cảm giác đề phòng. suy ra ngược lại, o k hứng thú với những mối quan hệ mới mẻ, những hành động gây tác động đến tâm lí người khác. 

o sợ thay đổi.

nhưng lâu nay o cứ chấp nhận câu đó mặc định, không đặt câu hỏi. giá như o đặt câu hỏi thì có thể o đã chuyển cái cảm giác sợ đó thành 1 cái dạng khác, vẫn tồn tại trong o, k bỏ đi sự quen thuộc, chỉ là xuất hiện ở 1 dạng khác. vậy cái key ở đây để giúp người hay sống an toàn là, đừng bắt, ép buộc họ bỏ đi điều gì đã ở trong họ, đừng ép buộc họ bỏ những thứ như 1 phần của họ, mà hãy giúp họ chuyển cái quen thuộc đó thành 1 hình thức khác, mặc một chiếc áo khác, một cái váy khác cho hợp hoàn cảnh, cho hợp ngữ cảnh, còn cái cốt lõi vẫn giữ. vậy, cần tìm ra, tận sâu trong cái cốt lõi đó là cái gì? là trạng thái cảm xúc gì? là giá trị gì họ muốn giữ? là nguyên tắc nào họ đang tuân thủ. họ bảo vệ những cảm xúc/giá trị/nguyên tắc đó bằng lời nói, hành động, nào. phải đọc được thì mới thay đổi được.

quay trở lại việc thay đổi của bản thân. o cũng vậy, o không thay đổi là o muốn giữ cái gì? vì khi thay đổi, o dự trù là bị mất cái đó nên o không muốn thay đổi. kể từ lần sau, o gặp trạng thái, hay bất kì điều gì o hoang mang hay chần chừ cái gì đó, hãy đặt những câu hỏi và viết chúng ta, chắc o đã nhiều lần thấy, khi o đã chịu viết thì ý này nảy ra ý kia nối tiếp nhau mà thú vị là ý mới nảy ra còn hay hơn và sâu hơn ý o định viết ban đầu.

trở lại câu phân tích sợ cái gì khi thay đổi? và muốn không sợ thì cần chuẩn bị gì? nhận thức về bản thân, khả năng kiểm soát bản thân. cho phép mình buông bỏ nỗi sợ mất mát khi thay đổi.

nhận thức về bản thân là nhận thức điểm mạnh, điểm yếu để khi đặt chân trên con đường mới phải biết mình đi đâu. sự lạc hướng là điều làm con người sợ hãi.

kiểm soát bản thân. Đây là điều rất khó, kiểm soát tiềm thức của chính mình, bộ não đồng thời cùng làm hai việc và tiềm thức đã trụ lại lâu rồi nên rễ của nó khó đứt, cần nuôi bộ rễ của hiện tại đến khi nó cũng bám chắc như vậy luôn là câu chuyện của thời gian.

buông bỏ mất mát. tức là mất rồi thì cho mất đi, tiễn cái cũ đi thì mới có chỗ dành cho cái mới. hoặc là thu hẹp không gian của cái cũ lại, để cho cái mới có thể bước vào. không có chỗ thì không thể vào dc.

  • cái gì mới cũng nên cần thời gian. chỉ có thời gian. mà bền bĩ, cặm cụi đi, thấy mình tiến bộ hơn chính mình ngày hôm qua là sẽ đi hết con đường mình đặt ra.
  • cần đặt ra 1 mục tiêu gì đó chứ. nhưng làm sao muốn đặt ra mục tiêu? hãy bắt đầu từ những thứ xung quanh mình: công việc? phát triển bản thân? con của mình? nhà của mình? chưa hẳn mục tiêu là thứ mình đang muốn, có thể đó là thứ nếu có dc làm cuộc sống của mình hạnh phúc hơn. à, đặt mục tiêu mua, xây, tạo dựng những công cụ làm bản thân mình hạnh phúc. cái gì làm mình hạnh phúc?
  • câu hỏi đề bài là: những công cụ nào làm oanh hạnh phúc? liệt kê ra và tìm chúng. đặt mục tiêu để có chúng. có vẻ như o thấy cuộc sống hiện tại bây giờ. một căn nhà như o đang có. một công việc o đang có. một đứa con o đang có. một người bạn đang cùng nhà o đang có. cuộc sống o đang ổn rồi. 
  • về bản thân o. Oanh muốn phát triển cái gì của bản thân? để khiến o thấy hạnh phúc hơn.